Lịch sử Hành lang kinh tế Trung Quốc–Pakistan

Hoàn cảnh

Kế hoạch cho một hành lang kinh tế trải dài từ biên giới Trung Quốc tới vùng biển Pakistan ở Biển Ả Rập bắt nguồn từ những năm 1950, và thúc đẩy việc xây dựng Xa lộ Karakoram bắt đầu năm 1959.[33] Mối quan tâm của Trung Quốc tới vùng nước sâu ở Gwadar nhen nhóm lại năm 2002 khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng ở cảng Gwadar, hoàn thành năm 2006. Việc mở rộng Cảng Gwadar sau đó dừng lại do bất ổn chính trị ở Pakistan sau khi Tổng thống Pervez Musharraf từ chức và xung đột sau đó giữa nhà nước Pakistan và phiến quân Taliban.[34]

Năm 2013, Tổng thống Pakistan đương nhiệm Asif Ali Zardari và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường quyết định củng cố mối quan hệ song phương hai nước.[35] Một bản thảo về việc hợp tác lâu dài với một hành lang kinh tế giữa chính phủ hai nước được ký bởi Từ Thiệu Sử và Shahid Amjad Chaudhry.[36]

Tháng 2 năm 2014, Tổng thống Pakistan Mamnoon Hussain thăm Trung Quốc để thảo luận kế hoạch cho một hành lang kinh tế cho Pakistan.[37] Hai tháng sau, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif gặp Thủ tướng Lý Khắc Cường tại Trung Quốc để tiếp tục thảo luận,[38] dẫn đến quy mô của toàn bộ dự án được đề ra dưới sự giám sát của ông.[39] Tháng 11 năm 2014, chính phủ Trung Quốc thông báo về dự định tài trợ cho các công ty nước này, một phần trong dự án năm lượng và cơ sở hạ tầng trị giá 45,6 tỷ USD tại Pakistan.

Thông báo CPEC

Trong chuyến thăm cấp nhà nước của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pakistan tháng 4 năm 2015, ông viết trong một bài phát biểu mở đầu: "Đây sẽ là chuyến thăm Pakistan đầu tiên của tôi, nhưng tôi cảm thấy như đang đến nhà của em trai tôi vậy". Ngày 20 tháng 4 năm 2015, Pakistan và Trung Quốc ký một thỏa thuận để bắt đầu các dự án trị giá 46 tỷ USD, khoảng 20% GDP của Pakistan,[40] với xấp xỉ khoảng 28 tỷ USD là các dự án "Thu hoạch sớm" dự kiến hoàn thành cuối năm 2018.[41][42]

Tiến trình sau đó

Ngày 12 tháng 8 năm 2015, ở thành phố Karamay, Trung Quốc và Pakistan ký 20 thỏa thuận trị giá 1,6 tỷ USD để mở rộng quy mô và chiều sâu của CPEC.[43] Chi tiết về kế hoạch này không rõ ràng,[44] nhưng được cho là tập trung chủ yếu vào gia tăng khả năng sản xuất điện.[45] Một phần của thỏa thuận, Pakistan và Trung Quốc sẽ hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu không gian.[46]

Tháng 9 và tháng 10 năm 2015, chính phủ Vương quốc Anh thông báo về hai khoản tài trợ riêng biệt cho Pakistan để xây dựng đường xá để phục vụ cho CPEC.[47][48] Tháng 11 năm 2015, Trung Quốc đưa CPEC vào kế hoạch phát triển năm năm lần thứ 13 của nước này.[49] Tháng 12 năm 2015, Trung Quốc và Pakistan đồng ý về khoản đầu tư 1,5 tỷ USD để thành lập một công viên công nghệ và thông tin.[50] Ngày 8 tháng 4 năm 2016, trong chuyến thăm của Trương Xuân Hiền, công ty từ tỉnh Tân Cương cùng đối tác ở Pakistan ký thỏa thuận trị giá 2 tỷ USD phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng mặt trời và logistic.[51]

Ngày 13 tháng 11 năm 2016, đoàn tàu đầu tiên từ Trung Quốc đến Gwadar, đánh dấu CPEC đi vào hoạt động.[52] Ngày 2 tháng 12 năm 2016, tàu hàng đầu tiên, đi trên đường ray nối liền Trung Quốc và Pakistan, khởi hành từ Vân Nam. Một tàu chở hàng với 500 tấn hàng hóa rời Kunming để đến Quảng Châu nơi chúng được dỡ lên tàu và vận chuyển đến Karachi, đánh dấu sự bắt đầu của đường đi mới này.[53] Đường ray mới cùng tuyến đường biển được cho là sẽ cắt giảm chi phí logistic, bao gồm vận tải, đi một nửa.[54]

Tháng 11 năm 2016, Trung Quốc thông báo về việc tiếp tục đầu tư 8,5 tỷ USD vào Pakistan, bao gồm 4,5 tỷ cho việc nâng cấp đường ray xe lửa chính chạy từ Karachi đến Peshawar, và 4 tỷ dành cho một trạm đầu mối khí thiên nhiên hóa lỏng và đường ống truyền để giải quyết vấn nạn thiếu hụt năng lượng ở đây.[55] Tháng 2 năm 2017, Đại sứ Ai Cập ở Pakistan bày tỏ quan tâm trong việc hợp tác CPEC.[56] Tháng 1 năm 2017, Pervez Khattak, người đứng đầu Khyber Pakthunkhwha, nói rằng ông đã nhận được sự cam kết của công ty Trung Quốc về việc đầu tư đến 20 tỷ USD cho các dự án này.[57] Tháng 3 năm 2017, một thỏa thuận được ký cho các dự án, bao gồm một nhà máy tinh chế dầu 1,5 tỷ USD, dự án tưới tiêu trị giá 2 tỷ USD, một cao tốc 2 tỷ USD giữa ChitralDI Khan, và các dự án thủy điện trị giá 7 tỷ USD.[58]

Đến tháng 9 năm 2017, các dự án với tổng giá trị hơn 14 tỷ USD đang được xây dựng.[4] Tháng 3 năm 2018, Pakistan thông báo sau khi những dự án năng lượng hoàn thành, trong tương lai CPEC sẽ hướng về các dự án thủy điện.[59]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hành lang kinh tế Trung Quốc–Pakistan http://usa.chinadaily.com.cn/world/2015-08/12/cont... http://www.ecns.cn/business/2015/11-17/188916.shtm... http://www.atimes.com/cpec-takes-step-forward-viol... http://fp.brecorder.com/2017/04/20170413168092/ http://www.brecorder.com/market-data/stocks-a-bond... http://www.brecorder.com/market-data/stocks-a-bond... http://www.brecorder.com/market-data/stocks-a-bond... http://www.cpecwire.com http://herald.dawn.com/news/1153597/cpec-the-devil... http://www.dawn.com/news/1116948